Lời khuyên khi nuôi chó tuổi dậy thì
Chó tuổi dậy thì giống như thanh thiếu niên ở người, có sự thay đổi nội tiết tố. Vì vậy, đến một thời điểm nào đó, chú chó nhỏ của bạn sẽ bước vào tuổi dậy thì. Có lẽ bạn sẽ thắc mắc các dấu hiệu dậy thì ở chó là gì và chúng sẽ có những hành vi nào đáng chú ý.
Bài viết này của chúng tôi sẽ cho bạn biết mọi điều về tuổi dậy thì ở chó và cách để hỗ trợ chúng trong giai đoạn đầy thử thách này.
Chó bắt đầu tuổi dậy thì khi nào?
Tùy vào giống chó nhưng trung bình chó dậy thì độ tuổi từ 6 đến 12 tháng
Độ tuổi mà chú chó của bạn bước vào tuổi dậy thì phụ thuộc phần lớn vào giống của chúng. Nhìn chung, giống chó càng lớn thì độ tuổi dậy thì càng sớm. Trung bình, bạn có thể nhận thấy chú chó của mình bước vào tuổi “thanh thiếu niên” trong khoảng từ 6 đến 12 tháng tuổi.
Thật may là bạn không cần biết chính xác khi nào chó sẽ bắt đầu dậy thì, vì chúng sẽ có các dấu hiệu khá rõ ràng về cả hành vi và thể chất.
Hành vi dậy thì của chó
Trong giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, bạn sẽ thấy chó khá bướng bỉnh và khó vâng lời. Trước đây, chúng có thể đáp lại mệnh lệnh của bạn rất tốt, nhưng giờ thì có vẻ như chúng ngó lơ bạn. Bạn tự hỏi điều gì đang xảy ra với một chú chó vốn ngoan ngoãn và theo bạn khắp nơi?
Thậm chí, bạn có thể thấy chú chó của mình đột nhiên giật dây lại, lao vào những chú chó khác, nhảy lên người bạn và thường xuyên bỏ chạy. Chúng vừa bướng bỉnh vừa chậm chạm hơn trong việc tuân theo mệnh lệnh. Ở giai đoạn dậy thì, chúng đang học cách đưa ra những lựa chọn độc lập của riêng mình – giống như trẻ vị thành niên.
Nhưng hãy yên tâm, giai đoạn này không kéo dài lâu đâu. Một số chú chó, đặc biệt là những giống chó nhỏ, chỉ biểu hiện những dấu hiệu dậy thì ban đầu này trong vòng vài ngày và ở hầu hết các chú chó, giai đoạn này kéo dài trong vài tuần.
Những thay đổi về thể chất khi chó dậy thì
Chó dậy thì sẽ phát triển cơ quan sinh dục và tính cách bướng bỉnh hơn
Sau giai đoạn đầu tiên, những thay đổi trên cơ thể chó là dễ nhận thấy nhất. Cũng giống như tuổi thiếu niên của người, mọi thứ đều phát triển và chú chó của bạn thậm chí có thể tăng trưởng vượt bậc. Chúng có thể cảm thấy hơi khó chịu với những thay đổi này và điều này được thể hiện qua hành vi. Ví dụ, chú chó của bạn có thể đột nhiên trở nên lo lắng trong những tình huống mới hoặc thậm chí sợ hãi trong môi trường quen thuộc.
Bạn cần đặc biệt chú ý đến chó cái trong giai đoạn này vì chúng sẽ động dục lần đầu tiên. Không phải lúc nào bạn cũng thấy máu chảy ra vì một số chú chó sẽ liếm sạch rất nhanh. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục bị sưng là dấu hiệu rõ ràng cho thấy chó cái của bạn đang động dục.
Nếu chú chó của bạn đang động dục, tốt nhất bạn nên dẫn dắt chúng để tránh việc giao phối ngoài ý muốn. Chúng cũng có thể hung dữ với những chú chó khác.
Khi được khoảng 1 tuổi rưỡi, hầu hết những chú chó trưởng thành hoàn toàn về mặt thể chất. Một số chú chó chưa trưởng thành hoàn toàn về mặt thể chất cho đến năm 3 tuổi. Từ thời điểm này trở đi, chú chó trưởng thành sẽ muốn khẳng định vị trí của chúng trong gia đình bạn và điều này đôi khi có thể dẫn đến hành vi hung hăng.
>> Đọc thêm: Lời khuyên bổ sung dinh dưỡng cho chó già
Mẹo khắc chế hành vi dậy thì ở chó
Không nên quá chiều chuộng cũng không nên quá khắt khe chó ở giai đoạn chúng dậy thì
Cách bạn đối xử với chú chó của mình ở tuổi dậy thì sẽ ảnh hưởng đến tính khí sau này của chúng. Quan trọng nhất, bạn nên cố gắng tránh xung đột với chú chó của mình. Nếu trong giai đoạn đầu, chú chó của bạn có xu hướng chạy đi thường xuyên và không quay lại khi được gọi, thì tốt hơn là bạn nên xích chúng lại. Bằng cách này, bạn sẽ tránh phải liên tục đuổi theo chú chó của mình và kết quả là bị kích thích.
Nếu nỗi sợ hãi là một trong những dấu hiệu dậy thì ở chó, bạn nên tránh chiều chuộng chúng nhưng cũng không nên ép chúng làm bất cứ điều gì chúng không muốn. Nếu bạn chiều chuộng chúng quá nhiều, bạn sẽ khiến chúng mất rất nhiều thời để vượt qua nỗi sợ hãi. Thay vào đó, hãy đánh lạc hướng chúng và tập trung vào điều gì đó thú vị.
Tuổi dậy thì ở chó là một giai đoạn đầy thử thách và đôi khi hết sức khó chịu. Luôn kiên nhẫn và hỗ trợ chú chó của bạn vượt qua giai đoạn này. Chúc bạn và chú chó những điều may mắn nhất – và đừng quên, điều này sẽ sớm qua thôi.