Samyang Anipharm Việt Nam

 / Tin tức & Sự kiện  / Bạn có biết những loại trái cây và rau củ nào chó có thể ăn và nên tránh?
Cam là một loại trái cây chó có thể ăn được

Bạn có biết những loại trái cây và rau củ nào chó có thể ăn và nên tránh?

Trái cây chó có thể ăn là mối quan tâm của nhiều người nuôi thú cưng. Tuy nhiên, không phải loại trái cây hay rau củ nào cũng an toàn. Một số có thể gây hại nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Dù không bắt buộc trong khẩu phần ăn nhưng nếu trái cây và rau củ an toàn và được sử dụng đúng cách thì có thể cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho chó. Hãy cùng tìm hiểu loại nào nên và không nên cho chó ăn nhé!

Trái cây chó có thể ăn

Cam là một loại trái cây chó có thể ăn được

Cam là một loại trái cây chó có thể ăn được

  • Táo: Có thể ăn. Táo chứa nhiều vitamin A, C và chất xơ. Hãy nhớ loại bỏ hạt và lõi vì chúng có chứa cyanide.
  • Chuối: Có thể ăn. Giàu kali, chất xơ và vitamin, nhưng nên ăn vừa phải vì chứa nhiều đường.
  • Việt quất (blueberry): Có thể ăn. Chống oxy hóa tốt, giàu chất xơ, tốt cho trí nhớ và hệ miễn dịch.
  • Dưa lưới (cantaloupe): Có thể ăn. Nhiều nước, chất xơ và vitamin, nhưng không nên ăn quá nhiều vì có nhiều đường.
  • Xoài: Có thể ăn. Nhiều vitamin A, B6, C, E. Nhớ bỏ hạt vì có thể gây nghẹt thở và chứa cyanide nhẹ.
  • Cam: Có thể ăn. Giàu vitamin C và kali. Chỉ nên cho ăn phần múi, tránh vỏ và hạt.
  • Đào (peach): Có thể ăn. Cắt nhỏ và bỏ hạt trước khi cho ăn. Không dùng đào đóng hộp vì có nhiều đường.
  • : Có thể ăn. Cung cấp vitamin C, K và chất xơ. Loại bỏ hạt và lõi vì chứa cyanide.
  • Dứa (thơm): Có thể ăn. Chứa enzyme bromelain giúp tiêu hóa tốt. Bỏ vỏ và mắt dứa trước khi cho ăn.
  • Dưa hấu: Có thể ăn. Giúp cấp nước, giàu vitamin A, B6, C. Bỏ hạt và vỏ trước khi cho chó ăn.
  • Dâu tây: Có thể ăn. Tốt cho răng và hệ miễn dịch nhưng chỉ ăn lượng nhỏ vì có nhiều đường.
  • Mâm xôi (raspberry): Có thể ăn lượng vừa phải. Tốt cho khớp xương nhưng chứa xylitol tự nhiên – không quá 8 quả mỗi lần.
  • Nam việt quất (cranberry): Có thể ăn. Có thể dùng quả tươi hoặc đông lạnh, nhưng nên tránh loại sấy khô có đường.

Trái cây chó không nên ăn

  • Bơ (avocado): Không nên ăn. Chứa persin – một chất độc gây nôn mửa và tiêu chảy ở chó. Bơ cũng chứa nhiều chất béo.
  • Anh đào (cherry): Không nên ăn. Hạt và các bộ phận khác chứa cyanide – chất cực độc cho chó.
  • Nho và nho khô: Tuyệt đối không nên ăn. Có thể gây suy thận cấp tính ngay cả với lượng rất nhỏ.
  • Cà chua: Tránh ăn. Thịt quả chín có thể không sao, nhưng lá và cuống chứa solanine – chất độc với chó.

Rau củ chó có thể ăn

Rau củ chó có thể ăn

Rau củ chó có thể ăn

  • Cà rốt: Có thể ăn. Tốt cho răng, mắt và da. Có thể ăn sống hoặc nấu chín.
  • Cần tây: Có thể ăn. Giúp hơi thở thơm tho, tốt cho tim mạch và chống oxy hóa.
  • Đậu Hà Lan (peas): Có thể ăn. Giàu protein, vitamin và chất xơ. Dùng đậu tươi hoặc đông lạnh, tránh đậu đóng hộp có muối.
  • Bông cải xanh (broccoli): Có thể ăn ít. Giàu chất xơ và vitamin C, nhưng có thể gây khó tiêu nếu ăn nhiều.
  • Bắp cải tí hon (brussels sprouts): Có thể ăn. Bổ dưỡng nhưng dễ gây chướng bụng và đầy hơi.
  • Đậu que (green beans): Có thể ăn. Thích hợp làm món ăn vặt ít calo. Tránh nêm gia vị.
  • Bí đỏ (pumpkin): Có thể ăn. Hữu ích cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện táo bón và tiêu chảy. Dùng bí đỏ tươi nướng hoặc bí đỏ xay nhuyễn 100%.

Rau củ chó không nên ăn

  • Măng tây (asparagus): Không nên ăn. Không độc nhưng quá dai khi sống và mất chất khi nấu chín.
  • Hành tây, hành lá, tỏi, hẹ (thuộc họ Allium): Tuyệt đối không nên ăn. Gây thiếu máu, ói mửa, tiêu chảy và có thể dẫn đến tử vong.
  • Nấm hoang dại: Không nên ăn. Nhiều loại nấm hoang dã cực kỳ độc đối với chó.
  • Rau bina (spinach): Có thể ăn nhưng nên hạn chế. Chứa axit oxalic có thể gây tổn thương thận nếu ăn quá nhiều.

Lưu ý khi cho chó ăn trái cây và rau củ

  • Luôn rửa sạch, gọt vỏ và bỏ hạt, lõi hoặc vỏ cứng trước khi cho chó ăn.
  • Tránh thêm đường, muối, bơ, gia vị vào rau củ và trái cây dành cho chó.
  • Cho ăn ở mức vừa phải – rau củ và trái cây nên chỉ chiếm khoảng 10% tổng khẩu phần ăn hàng ngày của chó.
  • Theo dõi phản ứng của chó khi ăn món mới để phát hiện dị ứng hoặc vấn đề tiêu hóa.

Việc cho chó ăn trái cây và rau củ không chỉ giúp đa dạng hóa khẩu phần ăn mà còn bổ sung dưỡng chất thiết yếu. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ loại nào an toàn và loại nào nguy hiểm để tránh gây hại cho sức khỏe thú cưng. Nếu không chắc chắn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước khi thêm món mới vào thực đơn của chó.

SAMYANG ANIPHARM là công ty hàng đầu của Hàn Quốc về sản xuất và cung cấp các sản phẩm thuốc thú y, thuốc thủy sản, thức ăn bổ sung cho thức ăn chăn nuôi. Được thành lập với một cơ sở sản xuất tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 7/1975, với sự nỗ lực và cải tiến không ngừng, công ty đã nhận được nhiều bằng khen và chứng chỉ chất lượng nghiêm ngặt của Hàn Quốc, đưa sản phẩm có mặt rộng rãi không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra các quốc gia khác trên thế giới.

Instagram feed