Dinh dưỡng cho mèo bị bệnh tiểu đường
Mèo bị bệnh tiểu đường cần thực hiện một số thay đổi trong cách cho ăn. Giống như con người, nếu mèo không được ăn kiêng, chúng rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Cùng Samyang Anipharm Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về cách thay đổi dinh dưỡng cho mèo mắc bệnh đái tháo đường nhé.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở mèo là gì?
Đái tháo đường (DM) là một bệnh phức tạp ở mèo. Hầu hết mèo mắc bệnh tiểu đường type II. Tức là, chúng sản xuất insulin – hóc môn báo cho tế bào hấp thụ glucose (đường) từ máu – nhưng các tế bào không còn phản ứng với insulin theo cùng một cách.
Các tế bào trở nên đề kháng với tín hiệu insulin, vì vậy glucose không đi vào tế bào. Đây là lý do tại sao mèo thường được cho là mắc bệnh “đái tháo đường không phụ thuộc insulin”.
Nguyên nhân mèo bị bệnh tiểu đường
Dinh dưỡng rất quan trọng trong việc kiểm soát mèo mắc bệnh tiểu đường. Yếu tố thừa cân hoặc béo phì là nguyên nhân chính có thể gây ra căn bệnh này cho mèo. Chất béo dư thừa trong cơ thể tạo ra sự đề kháng insulin trong các mô, kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn.
Ngược lại, những chú mèo đạt được trọng lượng cơ thể gầy có thể cải thiện khả năng tiếp nhận insulin và có thể thuyên giảm bệnh tiểu đường, khi chúng không cần tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.
Cách tốt nhất để đối phó với bệnh tiểu đường ở mèo là làm mọi cách có thể để ngăn chặn nó. Nghĩa là quản lý khẩu phần ăn, bắt đầu từ khi còn là mèo con.
Mèo bị bệnh tiểu đường cần ăn kiêng như thế nào?
Mèo mắc tiểu đường cần kết hợp thăm khám bác sĩ thú y và dinh dưỡng hợp lý
Sau khi mèo được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, mèo cần được tiêm insulin và thay đổi chế độ ăn uống. Khi mèo có tình trạng cơ thể gầy sẽ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Việc kiểm soát lượng đường trong máu là chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Điều quan trọng là phải kết hợp chặt chẽ với bác sĩ thú y để chọn thành phần dinh dưỡng thích hợp nhất, đạt được tình trạng cơ thể bình thường. Nếu mèo của bạn thừa cân, bác sĩ thú y sẽ đề xuất một chế độ ăn kiêng nhằm thúc đẩy quá trình giảm cân, đồng thời cung cấp đủ lượng protein dễ tiêu hóa. Nếu mèo của bạn thiếu cân, bác sĩ thú y có thể khuyến nghị tăng hàm lượng calo cao hơn dành cho mèo.
Mục tiêu trong quá trình giảm cân là bảo tồn cơ bắp trong khi sử dụng chất béo một cách có chọn lọc làm nguồn năng lượng. Do đó, bác sĩ thú y sẽ là “nguồn dữ liệu khoa học” để bạn lựa chọn dinh dưỡng tốt nhất cho mèo.
Tỷ lệ khối lượng cơ nạc cao hơn góp phần làm giảm tình trạng kháng insulin trong các mô và điều này có thể dẫn đến liều insulin thấp hơn hoặc có khả năng thuyên giảm. Những chú mèo có khối lượng cơ thể cân đối hơn có xu hướng vận động nhiều hơn. Tập thể dục có thể giúp cơ thể chuyển hóa các nguồn năng lượng hiệu quả hơn.
Dinh dưỡng cho mèo bị bệnh tiểu đường
Mèo bị tiểu đường có thể dùng pate Dish thay cho thức ăn khô
- Nước: Vì mèo bị bệnh tiểu đường thường uống nhiều nước hơn và đi tiểu nhiều hơn nên chúng luôn cần được chuẩn bị sẵn nguồn nước sạch mọi lúc, mọi nơi.
- Hàm lượng calo: Hàm lượng calo trong hộp thức ăn là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn chế độ ăn cho mèo mắc bệnh tiểu đường. Mèo cần giảm cân thường cần chế độ ăn ít calo hơn. Nhưng nếu mèo của bạn thiếu cân, chúng có thể cần chế độ ăn nhiều calo hơn mỗi bát. Chế độ ăn đóng hộp như pate dinh dưỡng Dish thường sẽ có lợi cho mèo mắc bệnh tiểu đường vì chúng ít calo hơn thức ăn khô.
- Chất xơ: Chất xơ là một phần quan trọng trong chế độ ăn của mỗi chú mèo. Chất xơ hòa tan có thể cải thiện sức khỏe của ruột kết và sức khỏe miễn dịch tổng thể. Nhưng chất xơ không hòa tan như cellulose lại có lợi cho mèo mắc bệnh tiểu đường. Chất xơ không hòa tan có thể làm chậm quá trình hấp thụ glucose từ chế độ ăn uống.
- Chất đạm: Chất đạm rất quan trọng đối với mẹ bị bệnh tiểu đường. Nhưng nhu cầu sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng cơ thể và tình trạng cơ bắp của mèo.
- Carbohydrate: Glucose là một loại carbohydrate. Mặc dù chế độ ăn ít carbohydrate thường được khuyến nghị, nhưng không phải tất cả chế độ ăn ít carbohydrate đều giống nhau. Nhiều chế độ ăn ít carbohydrate chứa nhiều calo và có liên quan đến béo phì – điều cần tránh ở mèo mắc bệnh tiểu đường.
Không có chế độ ăn tốt nhất cho tất cả bé mèo mắc bệnh tiểu đường. Điều cần thiết là lắng nghe ý kiến bác sĩ thú y để mèo của bạn có một chế độ ăn phù hợp nhất.
Phương pháp cho mèo bị tiểu đường ăn đúng cách
Nếu mèo của bạn gặm thức ăn suốt ngày, hãy cứ để chúng ăn nếu chế độ ăn này phù hợp với bệnh tiểu đường và tình trạng cơ thể của chúng. Tuy nhiên, nếu mèo ăn theo bữa hoặc không điều chỉnh được lượng đường trong máu sẽ cần phải ăn đúng giờ cùng với việc tiêm insulin.
Thông thường, insulin được tiêm ngay sau khi mèo ăn xong. Nếu bữa đó mèo không ăn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y về việc có nên tiêm insulin cho mèo hay không.
Khi nào mèo có thể ngừng tiêm insulin?
Nếu bệnh tiểu đường được chẩn đoán và giải quyết kịp thời bằng chế độ ăn kiêng, mèo được tiêm insulin một thời gian và cơ thể khỏe mạnh, bệnh sẽ thuyên giảm. Sự thuyên giảm có nghĩa là mèo không cần tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu nữa.
Tuy nhiên, mèo thuyên giảm không có nghĩa là bệnh được chữa khỏi hoàn toàn. Mèo vẫn cần được chú ý cẩn thận đến chế độ ăn uống của chúng để giữ cho bệnh thuyên giảm càng lâu càng tốt.
Kết lại, mèo bị bệnh tiểu đường sẽ phải thay đổi lối sống khoa học hơn, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Nếu bạn nghi ngờ mèo của mình mắc tiểu đường, hãy đưa bé đi khám tại bệnh viện thú cưng Samyang. Hoặc có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline sau đây để được gặp bác sĩ thú y: 090 1111 021.