Top 7 nguyên nhân chó mèo bị tăng cân và cách điều trị
Nhiều chủ nhân nuôi thú cưng rất thích vật nuôi của mình “mỡ màng, béo tốt”. Điều này không sai, nhưng nếu để cho thú cưng ngày càng có dấu hiệu tăng cân không kiểm soát thì chúng sẽ gặp một số rủi ro sức khỏe nhất định. Vậy những nguyên nhân nào khiến chó mèo bị tăng cân? Hậu quả ra sao? Phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng Samyang Việt Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Thế nào là chó mèo bị tăng cân?
Chó mèo bị tăng cân thường do chế độ ăn uống hoặc do bệnh lý
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người khi cho rằng chó mèo đang thừa dinh dưỡng nên gây ra tăng cân, béo phì. Thực tế, tăng cân chính là một dạng suy dinh dưỡng ở vật nuôi. Đăc biệt là những chó mèo ăn quá nhiều và ít vận động.
Khi thú cưng tích tụ quá nhiều chất béo trong cơ thể. Chúng có thể bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tuổi thọ. Theo một số liệu nghiên cứu năm 2013 của Animal Health Alliance (Úc), tỉ lệ thừa cân ở chó là 41% và mèo là 32%.
7 nguyên nhân khiến chó mèo bị tăng cân
Dưới đây là một số nguyên nhân gây tăng cân ở vật nuôi. Không chỉ do chúng ăn nhiều, ít vận động mà còn do một số nguyên nhân khách quan khác.
Chó mèo mang thai
Dấu hiệu rõ ràng nhất mà bạn có thể thấy ở thú cưng mang thai chính là sự tăng cân nhanh chóng và bụng phệ. Mặc dù có vẻ như đó là điều hiển nhiên, nhưng thú cưng mang thai sẽ béo phì mà không thể ăn kiêng. Chúng cần dinh dưỡng để cung cấp cho cả mẹ và bào thai. Vì vậy, đừng áp đặt chế độ ăn khắt khe hoặc tập thể dục nghiêm ngặt chỉ vì chúng tăng cân.
Cơ thể giữ nước
Một tác dụng phụ của bệnh tim là tình trạng cổ trướng. Thuật ngữ y khoa dùng để chỉ chất lỏng dư thừa trong bụng. Triệu chứng bên ngoài là bụng phình to không phải do ăn quá nhiều hoặc lười vận động.
Một số tình trạng khác cũng khiến cơ thể giữ nước. Bao gồm khối u hoặc bệnh trong cơ quan nội tạng. Ở thú cưng nhỏ, lưu lượng máu bất thường trong tim do khuyết tật bẩm sinh cũng gây phình bụng.
Ở mèo, viêm phúc mạc truyền nhiễm (FIP) là một trong những nguyên nhân chính gây ứ dịch trong bụng.
ĐĂNG KÝ KHÁM CHỮA BỆNH FIP CHO MÈO
Sử dụng thuốc theo toa
Một số loại thuốc kê theo toa cũng là nguyên nhân khiến chó mèo thừa cân
Một số loại thuốc được kê theo toa cũng có thể là nguyên nhân khiến chó mèo bị tăng cân. Đặc biệt khi thú cưng sử dụng trong thời gian dài. Nếu chó mèo của bạn có dấu hiệu tăng cân bất thường khi sử dụng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y. Hãy yêu cầu bác sĩ cho biết liệu thuốc có ảnh hưởng đến cân nặng hay không. Nếu sử dụng thuốc khác hoặc liều thấp hơn có thể ngăn tình trạng tăng cân hay không.
Chó mèo bị tăng cân do ký sinh trùng
Ký sinh trùng trong thành bụng và ruột thường sẽ khiến chất lỏng tích tụ xung quanh khu vực bị nhiễm trùng. Chúng gây ra hiện tượng bụng phệ. Điều này thường thấy ở động vật nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa đủ mạnh để chống lại sự xâm nhập của ký sinh trùng. Nghiêm trọng hơn, bạn đưa chúng đi kiểm tra thú y sẽ thấy quá nhiều ký sinh trùng bên trong.
Trong quá trình đi khám, bác sĩ thú y sẽ xét nghiệm máu, nước tiểu và phân. Một trong số đó sẽ cho thấy sự hiện diện của ký sinh trùng trong cơ thể. Sau khi xác định được loại ký sinh trùng cụ thể, bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc điều trị thích hợp.
Chó mèo bị suy giáp
Bệnh suy giáp khiến quá trình trao đổi chất chậm lại và cơ thể chó mèo không đào thải hết năng lượng gây béo phì
Các tuyến giáp chịu trách nhiệm sản xuất hormone tuyến giáp. Đây là tác nhân chính giúp cơ thể sử dụng năng lượng nhanh như thế nào. Tức là, năng lượng được đưa vào cơ thể qua hình thức ăn uống. Trong điều kiện sức khỏe bình thường, cơ thể đốt cháy năng lượng trong quá trình hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, nếu hormone tuyến giáp kém có thể dẫn đến quá trình trao đổi chất chậm chạp. Quá nhiều năng lượng được giữ lại trong cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng cân. Tên của tình trạng này là suy giáp.
Từ quan sát có thể thấy, dù thú cưng của bạn ăn rất ít, chúng vẫn tiếp tục tăng cân. Điều này là do ngay cả một lượng nhỏ năng lượng từ thực phẩm mà chó mèo hấp thụ cũng được lưu trữ thay vì giải phóng thông qua quá trình trao đổi chất.
Bệnh Cushing (Cường vỏ thượng thận)
Bệnh này thường gặp ở động vật già, đặc biệt là chó già. Đây là một chứng rối loạn phát sinh từ việc sản xuất quá mức hormone glucocorticoid trong thời gian dài. Đây là một khía cạnh quan trọng của protein, carbohydrate và điều hòa trao đổi chất. Hormone này có liên quan đến tuyến thượng thận (gần thận) và tuyến yên. Sẽ có sự phát triển bất thường ở một trong những tuyến này.
Bệnh Cushing thường có triệu chứng yếu và gầy mòn cơ, cực kỳ khát nước. Vật nuôi luôn có cảm giác thèm ăn, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bệnh Cushing khiến chó mèo bị tăng cân nhanh, bụng phệ, rụng lông nhiều. Nguyên nhân là do cơ vùng bụng bị teo và mỡ dồn vào vùng bụng. Nếu nghi ngờ thú cưng của mình mắc bệnh Cushing, bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để xét nghiệm và điều trị.
Thú cưng bị đầy hơi
Một số chú chó do xuất thân, điều kiện sống hiện tại hoặc đặc điểm cá nhân sẽ có hành vi nuốt chửng thức ăn. Chúng gần như không nhai hoặc nếm, khiến bản thân nuốt một lượng lớn không khí.
Điều này dẫn đến là dạ dày chứa đấy thức ăn chưa nhai và không khí dư thừa. Chúng sẽ gặp tình trạng hội chứng giãn dạ dày và xoắn ruột (GDV), hay còn gọi là đầy hơi. Bên cạnh bụng phình to rõ ràng, chó sẽ có dấu hiệu khó thở, tim đập nhanh, đau bụng, chảy nước dãi và gục xuống. Với tình trạng này, bạn cần lập tức đưa thú cưng để gặp bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị.
Hậu quả khi thú cưng tăng cân không kiểm soát
Thú cưng bị thừa cân sẽ bị ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống
- Ảnh hưởng xương khớp: Chó mèo bị thừa cân có những triệu chứng xương khớp nghiêm trọng. Bao gồm tình trạng viêm khớp, cột sống, thoát vị đĩa đệm và rối loạn thần kinh.
- Khó thở: Lớp mỡ thừa tạo thành lớp ngăn ở ngực dày lên, không khí ít lại gây khó thở.
- Gánh nặng lên tim: Tim phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn đến xung huyết.
- Khả năng sinh sản giảm: Chó mèo thừa cân khó khăn trong việc tập thể dục, dẫn đến tích tụ chất béo trong cơ thể. Đối với chó cái, khả năng thụ thai giảm đi đáng kể.
- Khó chẩn đoán lâm sàng: Ví dụ như lắng ống nghe rất khó. Chẩn đoán bệnh khó dẫn đến khó khăn trong điều trị bệnh.
Phương pháp điều trị cho thú cưng bị thừa cân
Đối với những chó mèo bị tăng cân do bệnh tật, bạn cần theo dõi sát sao và theo phác đồ điều trị của bác sĩ thú y.
Với những chó mèo thừa cân do ăn nhiều, vận động ít, chúng cần duy trì giảm cân lâu dài. Bằng cách giảm mức năng lượng chó mèo nạp vào hàng ngày, đồng thời tăng tần suất vận động của chúng.
Thức ăn chó mèo nên chứa nhiều đạm và chất xơ, nhưng ít chất béo. Chất đạm kích thích quá trình trao đổi chất, tạo cảm giác no. Chất xơ chứa ít năng lượng, thúc đẩy sự hoạt động của đường ruột và tiêu hao năng lượng.
Bạn cần tăng tần suất hoạt động thể chất cho thú cưng. Bạn có thể kết hợp chế độ ăn kiêng (với thú cưng khỏe mạnh) cùng đi dạo 2 lần mỗi ngày. Mỗi lần ít nhất 15 phút. Cùng chó mèo chơi các trò vận động như ném bắt.
Trên đây là bài viết về Top 7 nguyên nhân chó mèo bị tăng cân và cách điều trị của Samyang Việt Nam. Hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin bổ ích để bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Nếu có bất kỳ vấn đề nào thắc mắc cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 090.1111.021.